Ví dụ tại các quốc gia Chỉ_dẫn_địa_lý

Hoa Kỳ

Chỉ dẫn địa lý tại Hoa Kỳ được bảo hộ dưới dạng: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể. Trong đó, nhãn hiệu chứng nhận là hình thức pháp lý được xem là phù hợp nhất với chỉ dẫn địa lý.[6]

Khái niệm về nhãn hiệu chứng nhận được quy định tại chương 15, điều 1127, Lanham Act: “Nhãn hiệu chứng nhận là bất kỳ chữ, tên gọi, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp các yếu tố đó đã được sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong hoạt động thương mại bởi một người không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu, được chủ sở hữu đăng ký nhằm mục đích cho phép người khác sử dụng và nộp đơn đăng ký bảo hộ nhằm chứng nhận rằng hàng hoá và dịch vụ mang nhãn có nguồn gốc khu vực hoặc nguồn gốc khác, có nguyên liệu, cách thức sản xuất, chất lượng, sự chính xác hoặc đặc tính khác của hàng hóa hay dịch vụ của người nào đó hoặc chứng nhận quy trình và cách thức sản xuất hàng hoá và dịch vụ được thực hiện bởi các thành viên của hiệp hội hoặc tổ chức khác”.[6]

Việt Nam

Tên gọi xuất xứ hàng hóa

Tên gọi xuất xứ hàng hoá lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1989 trong Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, và được đưa vào điều 786 Bộ luật dân sự 1995: “Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của hàng hoá từ nước, địa phương đó với điều kiện mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.”

Ở Việt Nam, tên gọi xuất xứ hàng hoá cần có bốn điều kiện: tên gọi xuất xứ hàng hoá phải là tên chính thức và đang được sử dụng tại một quốc gia, một địa phương xác định trên bản đồ địa lý; hàng hoá mang tên gọi xuất xứ phải có xuất xứ từ nước, địa phương đã được xác định mang tên gọi xuất xứ hàng hoá; hàng hoá mang tên gọi xuất xứ hàng hoá phải có chất lượng, tích chất đặc thù riêng; chất lượng và tính chất đặc thù phải có mối liên hệ với môi trường địa lý. 

Tên gọi xuất xứ hàng hoá được dùng ở Việt Nam từ năm 1989 đến năm 2005 khi Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có hiệu lực. Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã bỏ thuật ngữ tên gọi xuất xứ hàng hoá thống nhất chỉ sử dụng thuật ngữ chỉ dẫn địa lý. Theo đó, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.[7] 

Chỉ dẫn địa lý

Ở Việt Nam, chỉ dẫn địa lý được quy định lần đầu tiên tại Nghị định 54/2000/CP-NĐ ngày 3/10/2000:

“1. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;

b) Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

2. Nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hoá thì việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hoá.”

Một số chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam

Tính đến 26/7/2013 có 35 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam, một số chỉ dẫn địa lý cụ thể như sau:[8][9][10]